watchworldcup.org

blatter--1643341373827918854650

World Cup có gì hấp dẫn mà các quốc gia phải chạy đua để đăng cai?

Lợi ích về chuyên môn, nguồn lợi kinh tế và quảng bá hình ảnh đất nước là những lý do mà cuộc đua đăng cai World Cup luôn diễn ra vô cùng khốc liệt.

Lợi ích về mặt chuyên môn

Được đăng cai một kỳ World Cup cùng đồng nghĩa với việc, đội tuyển đó sẽ chính thức được tham dự ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh mà không phải thi đấu vòng loại.

Với những nền bóng đá phát triển như Đức, Brazil, Argentina… thì có thể đây không phải là một điều họ quá hào hứng, nhưng với những quốc gia có nền bóng đá không được quá mạnh mẽ thì quyền lợi này đã tạo nên lịch sử với họ.

Điển hình, không đâu xa chính là Qatar ở kỳ World Cup sắp tới. Sức mạnh của đội tuyển quốc gia nước này không hề cao, nòng cốt của họ là lứa U23 thậm chí đã thua tức tưởi trước chính U23 Việt Nam tại Thường Châu năm nào.

Nếu cứ phải tham dự vòng loại như thông thường thì không biết tới bao giờ, chúng ta mới được thấy Qatar tại một kỳ World Cup.

Được tham dự ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh, chắc chắn Qatar sẽ được học hỏi nhiều, rèn luyện cả về bản lĩnh lẫn chuyên môn.

Câu chuyện của Qatar cũng sẽ đúng với nhiều quốc gia đang chạy đua đăng cai World Cup khác.

Đem lại nguồn thu lớn cho kinh tế 

Được đăng cai World Cup, cũng đồng nghĩa với việc thu về một khoản khổng lồ về mặt tài chính cho nền kinh tế của quốc gia đó.

World Cup sẽ tạo nên cơ hội việc làm cho hàng triệu lao động. Sau đó, là lượng khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đổ về quốc gia này, mở ra các cơ hội về du lịch, dịch vụ.

Lấy một ví dụ đơn giản chính là Mexico năm 1986. Thời điểm đó nền kinh tế nước này đang vô cùng bất ổn, khủng hoảng nợ công…

Chính từ World Cup năm đó đã đem lại nguồn đầu tư khổng lồ, mức tiêu dùng tăng đột biến, hồi sinh lại nền kinh tế, mang lại tỷ lệ đô thị hóa đạt mức 50%….

Quảng bá hình ảnh quốc gia

Khi một quốc gia được đăng cai World Cup, quốc gia đó sẽ trở thành một đề tài bàn luận của người hâm mộ trái bóng tròn trên toàn thế giới, và giúp cho hình ảnh của họ được quảng bá rầm rộ.

Nhìn vào Nam Phi năm 2010 để thấy rõ được tác dụng của sự quảng bá này. Trước khi World Cup được đưa về châu Phi, người ta vẫn còn nghi hoặc về châu lục này. Lo lắng về kinh tế, lo lắng về chính trị hay sự an toàn không được đảm bảo.

Thế nhưng, kỳ World Cup năm đó, với trái bóng Jabulani, với chiếc kèn Vuvuzela, với nữ ca sĩ Shakira cùng bài hát Waka Waka hay sự nồng nhiệt của cổ động viên nơi đây đã thực sự ghi dấu trong lòng người hâm mộ túc cầu.

Nam Phi từ đó cũng được nâng cao vị thế đáng kể về mặt chính trị, và tầm ảnh hưởng của quốc gia này sau World Cup là lớn hơn rất nhiều.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *